Các loại mắc cài niềng răng hiện nay
Các loại mắc cài niềng răng là một trong những yếu tố quan trọng trong quá trình chỉnh nha thẩm mỹ. Việc biết được đặc điểm, tính năng của từng loại sẽ giúp bạn đưa ra được sự lựa chọn phù hợp với mình, từ đó mang lại hiệu quả niềng răng cao nhất.
Niềng răng là phương pháp thẩm mỹ răng được nhiều người ưa chuộng bởi những ưu điểm tuyệt vời mà nó mang lại. Với sự cải tiến vượt bậc, niềng răng không chỉ đơn giản là sử dụng những khí cụ thô sơ để nắn chỉnh răng mà đã phổ biến thêm nhiều loại mắc cài, đáp ứng đa dạng nhu cầu của khách hàng. Các loại mắc cài niềng răng này có những ưu điểm cũng như khuyết điểm riêng. Việc tìm hiểu kỹ những đặc điểm ấy sẽ giúp bạn định hướng được phương pháp chỉnh nha cho mình, mang lại kết quả như mong đợi.
Các loại mắc cài niềng răng phổ biến hiện nay
Hiện nay, các loại mắc cài niềng răng phổ biến nhất bao gồm:
Mắc cài kim loại.
Mắc cài sứ.
Mắc cài tự khóa.
Mỗi loại mắc cài đều sở hữu những đặc điểm, tính năng khá riêng biệt. Dựa vào tình trạng răng, yêu cầu cũng như điều kiện của khách hàng mà các bác sĩ sẽ đưa ra loại mắc cài niềng răng phù hợp. Nha khoa Nhân Tâm sẽ lần lượt giới thiệu đến bạn thông tin chi tiết của các loại mắc cài này.
Mắc cài niềng răng bằng kim loại
Đây là loại mắc cài niềng răng cơ bản, được áp dụng đầu tiên trong lịch sử chỉnh nha. Mắc cài kim loại có thể được làm bằng vàng, bạc hay thép không gỉ đi cùng với các dây cung cao su có độ đàn hồi tốt, vừa có tác dụng giữ khung và định hình cấu trúc hàm, vừa có tác dụng tạo lực kéo dịch chuyển răng về vị trí mong muốn.
♦ Ưu điểm:
♦ Nhược điểm:
Mắc cài niềng răng bằng sứ
Mắc cài niềng răng bằng sứ đang dần dần thay thế mắc cài kim loại. Loại mắc cài này có sự cải tiến vượt trội khi vẫn sử dụng các mắc cài truyền thống nhưng chất liệu mang tính thẩm mỹ cao hơn, được làm bằng hợp kim gốm và một số chất liệu vô cơ khác.
♦ Ưu điểm:
♦ Nhược điểm:
Mắc cài niềng răng tự khóa
Mắc cài tự khóa là phương pháp niềng răng mới, trong đó mắc cài sẽ có một hệ thống nắp trượt tự động hoặc cánh kim loại để đậy và giữ dây ở trong mắc cài mà không cần sử dụng dây thun như mắc cài kim loại thường. Dây cung sẽ trượt một cách tự do trong rãnh của mắc cài.
♦ Ưu điểm:
♦ Nhược điểm:
Mỗi loại mắc cài niềng răng đều có những ưu và khuyết điểm riêng. Hiểu rõ được đặc điểm của từng loại mắc cài sẽ giúp bạn lựa chọn được loại niềng răng phù hợp.
Những đối tượng thích hợp sử dụng niềng răng bằng mắc cài
Răng thưa: Các răng không sít sát vào nhau, có khe hở mà chủ yếu là răng cửa.
Răng móm: Hàm dưới phát triển quá mức, hoặc do hàm trên phát triển chậm hơn hàm dưới, hoặc kết hợp cả 2 yếu tố.
Răng hô, vẩu: Hàm trên đưa ra trước so với hàm dưới, hoặc hàm dưới phát triển chậm hơn so với hàm trên, hoặc kết hợp cả 2 yếu tố.
Răng khấp khểnh: Răng mọc lệch ra khỏi vị trí ban đầu trên cung hàm, có thể trồi lên, thụt vào hay mọc chen chúc lên nhau.
Khớp cắn sâu: Răng cửa trên phủ răng cửa dưới quá mức. Răng cửa dưới sẽ gây chấn thương mô mềm ở mặt trong răng cửa trên, lâu dài gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe răng miệng.
Khớp cắn hở: Các răng không chạm nhau khi cắn khớp ở vị trí trung tâm, gây khó khăn khi ăn nhai, phát âm, đồng thời làm mòn những răng có chạm khớp vì những răng này phải chịu lực mạnh.
Thời gian niềng răng mắc cài trong bao lâu thì hoàn tất?
Thời gian niềng răng mắc cài phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố, cụ thể như: độ tuổi niềng răng, tình trạng răng miệng của Bệnh nhân, tay nghề Bác sĩ thực hiện cũng như chế độ chăm sóc răng miệng sau khi niềng,... Thông thường, quá trình niềng răng cần phải trải qua một thời gian khá dài và sự thay đổi của hàm răng sẽ diễn ra một cách từ từ. Dưới đây là các giai đoạn tiến triển trong thời gian điều trị mà bạn có thể tham khảo:
Sau 3 tháng đầu: Tùy vào từng trường hợp cụ thể, sau 3 tháng đầu, bạn có thể được nhổ răng hoặc cắt kẽ theo sự tính toán của Nha sĩ. Nếu bạn có răng khểnh thì sẽ thấy ngay sự thay đổi, tuy nhiên, lúc này răng vẫn chưa thể đều nhau.
Sau 6 tháng: Lúc này, sự thay đổi ở răng sẽ không rõ rệt như thời kì 3 tháng đầu. Bác sĩ sẽ khéo léo trong việc di chuyển răng nanh trong thời gian thích hợp để tránh tình trạng hai răng cửa bị chìa ra trước.
Sau 9 tháng: Răng đã bắt đầu đều nhau, cung hàm được mở rộng, tạo nên sự cân xứng, phù hợp khớp cắn giữa hai hàm trên dưới.
Sau 15 tháng: Các răng đã đi vào vị trí tạo hình theo đúng mong muốn, hàm răng trở nên đều và khớp cắn khá ổn định.
Sau 18 tháng, kết thúc điều trị: Lúc này, mắc cài sẽ được tháo bỏ và Bệnh nhân sẽ được đeo hàm duy trì nhằm giữ đúng vị trí cho răng. Bên cạnh đó, Bác sĩ sẽ đưa ra những lưu ý để Bệnh nhân có thể chăm sóc răng niềng đúng cách ngay tại nhà, đồng thời đặt lịch hẹn tái khám định kỳ từ 6 tháng đến 1 năm cho Bệnh nhân.
Để biết rõ hơn về thời gian cũng như diễn biến của răng khi niềng, tốt nhất là bạn nên tìm đến với địa chỉ niềng răng uy tín để được các Bác sĩ thăm khám và tư vấn. Bác sĩ sẽ thông báo thời gian đeo niềng cụ thể khi lên kế hoạch điều trị để bạn có thời gian chuẩn bị, đồng thời đưa ra những lời khuyên nhằm giúp bạn chăm sóc răng niềng tại nhà hiệu quả hơn.
Giá niềng răng mắc cài là bao nhiêu?
Hiện nay, chi phí cho một ca niềng răng bằng mắc cài dao động trong khoảng từ 30 triệu – 50 triệu đồng, thùy theo độ khó dễ, lâu mau của từng trường hợp, chênh lệch chi phí mắc cài là không đáng kể.